Header Ads

Đau mắt đỏ có nguy hiểm không? Có thể gây mù lòa không?


Đau mắt đỏ với tên gọi khác là viêm kết mạc, đau mắt đỏ thường xảy ra ở nhiều lứa tuổi và độ tuổi khác nhau. Đặc biệt tỷ lệ mắt đỏ gia tăng khi thời tiết giao mùa.


Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đau mắt đỏ có thể dẫn đến viêm giác mạc, giảm thị lực, gây mù lòa… cho người bệnh. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lý phổ biến này.

Nguyên nhân đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu làm nhiễm trùng gây lên.

Đau mắt đỏ, bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa

Đau mắt đỏ có lây nhiễm?

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh lây lan nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, các bạn cần chú ý bệnh đau mắt đỏ lây lan chủ yếu qua:

-       Đường hô hấp, vi rút theo đường không khí gây bệnh. Do đó, việc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị đau mắt đỏ là điều quan trọng mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua nếu không muốn “rước bệnh” vào mình.

-       Quan hệ vợ chồng qua đường nước bọt. Khi phát hiện 1 trong 2 người bị đau mắt đỏ thì việc quan hệ tình dục nên được “gác lại” vì bạn không thể đeo khẩu trang khi quan hệ hay làm bất kỳ việc gì để hạn chế sự lây nhiễm qua đường hô hấp.


Khi bị đau mắt đỏ bạn không nên quan hệ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

-       Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh qua nước mắt, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi rút. Đây thực chất là con đường lây nhiễm liên quan đến tính cẩn thận, tỉ mỉ. Vì thế nếu bạn không muốn bị đau mắt đỏ bạn hãy chú ý để không tiếp xúc với nguồn lây nhiễm xung quanh.

Biểu hiện của căn bệnh đau mắt đỏ

-          Mắt đỏ và có ghèn, ghèn thường là nước trong hoặc ghèn màu vàng.

-          Người mắc bệnh thường bị đỏ một mắt trước, sau đó nan qua mắt thứ hai. Mắt cảm thấy nóng, rát, cảm thấy cộm ở mắt, mi mắt bị sưng kèm theo hiện tượng chảy nước mắt.

-          Mắt bị đỏ, ngứa ngáy khó chịu, kèm theo sốt nhẹ.

-          Khi bị mắt đỏ, cần đến cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa mắt để thăm khám kịp thời, vì thời gian ủ bệnh của bệnh đau mắt đỏ thường từ 5 – 10 ngày.

-          Khi ngủ dậy mắt có nhiều dử, khó mở mắt, đặc biệt rất nhạy cảm với ánh sáng.

Hậu quả bệnh đau mắt đỏ

-        Đau mắt đỏ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách rất dễ làm bệnh nhân bị viêm các loại giác mạc như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu… có thể gây sẹo, giảm thị lực thậm chí là mù lòa.

Cách phòng tránh đau mắt đỏ

-          Nên đeo kính dâm trước khi ra ngoài để tránh khói bụi từ môi trường bên ngoài.

-          Nhỏ thường xuyên nước muối sinh lý giúp đôi mắt sạch và tránh vi khuẩn gây bệnh.

-          Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ.

-          Không dùng chung khăn rửa mặt, cần vệ sinh tay sạch sẽ, tránh đưa tay dụi mắt làm mắt bị nhiễm trùng và tổn thương thêm.

-          Không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người bị bệnh.

-          Nên đi khám mắt định kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị phù hợp.


Nên dùng nước muối sinh lý rửa thường xuyên để vệ sinh mắt

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về bệnh đau mắt đỏ sẽ giúp độc giả phòng ngừa và chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh. Tuy nhiên khi bạn gặp phải một trong số các biểu hiện trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến đôi mắt của bạn.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.